Nhờ quá trình nghiên cứu UI/UX, các idea mới hoặc các thông tin có ích để phát triển, cải tiến sản phẩm được đưa ra. Tuy nhiên, để có cách nghiên cứu người dùng hợp lý, tiết kiệm thời gian. Dưới đây là 5 phương pháp để thực hiện điều đó.
Nắm bắt nhu cầu người dùng: Nghiên cứu người dùng giúp hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, thói quen và mục tiêu của người dùng. Cho phép thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng phù hợp, đáp ứng tốt nhất cho những yêu cầu đó.
Tăng độ hài lòng của người dùng: Bằng cách tập trung vào trải nghiệm người dùng, có thể cung cấp một giao diện trực quan và dễ sử dụng. Điều này giúp tăng cường sự hài lòng của người dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Hiệu suất và tăng trưởng: Một trải nghiệm người dùng tốt giúp tăng độ tiếp cận và sử dụng của người dùng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng kinh doanh và tăng doanh số.
Giảm lỗi và sửa lỗi nhanh chóng: Khi áp dụng các nguyên tắc UI/UX, bạn cũng có thể giảm thiểu lỗi và sửa chữa những vấn đề người dùng phản hồi. Giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong quá trình phát triển và duy trì sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu: Trải nghiệm người dùng tốt giúp xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy. Người dùng sẽ gắn kết và trung thành hơn nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại trải nghiệm thú vị và thuận tiện.
Phỏng vấn là một phương pháp nghiên cứu phổ biến, cho phép bạn thu thập thông tin thông qua các cuộc trò chuyện với người dùng của mình.
Trong các cuộc phỏng vấn người dùng, bạn hỏi một số câu hỏi về chủ đề cụ thể, phân tích câu trả lời mà người dùng cung cấp. Kết quả bạn nhận được sẽ phụ thuộc cách bạn hình thành và đặt câu hỏi, cũng như theo dõi câu trả lời của người tham gia.
Ví dụ: "Bạn sẽ sử dụng tính năng này trong tương lai chứ?" Vì đó không phải là một câu hỏi hay, người ta có thể trả lời "Có" chỉ để làm bạn vui lòng. Lựa chọn thực tế của họ trong tương lai có thể hoàn toàn khác.
Một câu hỏi hay để hiểu hành vi hiện tại là “Bạn đã giải quyết một vấn đề tương tự trong quá khứ như thế nào?” Nếu có thể, hãy yêu cầu họ cho bạn xem quá trình ấy, để bạn có thể quan sát hành vi của họ.
Những câu tiếp theo với câu hỏi “tại sao” sẽ giúp bạn khám phá lý do ai đó làm hoặc không làm một hành vi nào đó, tại sao họ thích thứ này hơn thứ khác,.v..v…
Đừng đưa ý kiến của mình vào một câu hỏi. Ví dụ, một cái bẫy phổ biến là hỏi về pain point. Nếu người dùng dường như không có bất cứ pain point nào, nhưng nó lại được gài sẵn vào câu hỏi khiến người dùng có xu hướng suy nghĩ về vấn đề họ không thực có.
Đừng hỏi quá nhiều câu dẫn đến câu trả lời có hoặc không, trừ khi chúng thực sự cần thiết. Câu hỏi đóng sẽ không cung cấp cho bạn nhiều insight hay cho bạn hiểu lý do đằng sau câu trả lời ấy.
Nhóm tập trung là một phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó ta khảo sát một nhóm người với mục đích thu thập thông tin về niềm tin và ý kiến của họ. Thường được áp dụng để nghiên cứu thị trường hoặc thu thập phản hồi về sản phẩm, tin nhắn và nhiều hơn nữa. Các cuộc họp nhóm tập trung có thể được tiến hành trực tiếp, gặp mặt tại cùng một địa điểm hoặc thông qua các công cụ hội nghị truyền hình.
Các nhóm tập trung có thể giúp bạn nắm bắt tốt hơn những điều sau đây:
Cách người dùng cảm nhận về sản phẩm của bạn.
Những gì người dùng cho rằng là các tính năng quan trọng nhất của sản phẩm.
Những vấn đề mà người dùng gặp phải khi sử dụng sản phẩm.
Một phiên nghiên cứu nhóm tập trung điển hình thường bao gồm một người hướng dẫn và sáu người tham gia trong cuộc thảo luận. Thời gian của phiên thường kéo dài khoảng hai tiếng.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý:
Hiểu các mục tiêu của nhóm tập trung, đưa ra các câu hỏi giúp bạn có được câu trả lời cần thiết.
Viết kịch bản cho các chủ đề bạn muốn thảo luận
Đặt câu hỏi cụ thể: đảm bảo câu hỏi rõ ràng, có kết thúc mở và tập trung vào các chủ đề mà bạn đang tìm hiểu.
Đặt số lượng người tham gia phù hợp.
Khảo sát có thể bao gồm các câu hỏi kết thúc đóng và kết thúc mở:
Câu hỏi đóng: Đây là những câu hỏi có các phương án trả lời cụ thể hoặc hạn chế. Điều này đồng nghĩa với việc người tham gia khảo sát chỉ có thể chọn một trong số các phương án đã được lựa chọn trước đó. Ví dụ: "Bạn có thích sản phẩm A không?". Trong câu hỏi này, câu trả lời chỉ có thể là "Có" hoặc "Không".
Câu hỏi mở: Đây là những câu hỏi mà người tham gia khảo sát có thể tự do sáng tạo và trả lời bằng cách viết một phản hồi chi tiết. Điều này cho phép nhận được thông tin phong phú và ý kiến đa dạng từ người trả lời. Ví dụ: "Vui lòng chia sẻ nhận xét của bạn về sản phẩm A". Trong câu hỏi này, người tham gia khảo sát có thể trả lời bằng bất kỳ ý kiến hoặc nhận xét nào mà họ muốn.
Khi tiến hành khảo sát, hãy bỏ ra thời gian để lập kế hoạch và đặt câu hỏi một cách chính xác. Cách bạn đặt câu hỏi sẽ có ảnh hưởng lớn đến câu trả lời bạn nhận được. Hạn chế việc đặt câu hỏi theo một khuôn khổ quy định khiến người tham gia phải trả lời theo một cách nhất định.
Thử nghiệm cây (tree testing) là phương pháp nghiên cứu giúp đánh giá khả năng tìm thấy các chủ đề trong một ứng dụng hoặc trang web. Cung cấp dữ liệu thu thập được từ thử nghiệm cây để giúp người dùng hiểu cách người dùng điều hướng và đánh giá khả năng tìm thấy (findability), nhãn và cấu trúc thông tin của ứng dụng hoặc trang web đó.
Để bắt đầu, bạn cần:
Xác định cấu trúc cây
Tạo các nhiệm vụ dựa trên mục tiêu
Tiến hành thử nghiệm thí điểm với nhóm của bạn
Chọn người tham gia thử nghiệm
"Phương pháp thử nghiệm 5 giây là một phương pháp nghiên cứu UX trong đó người tham gia được cho 5 giây để xem một tấm hình, ví dụ như thiết kế của một trang web. Sau đó, họ được hỏi các câu hỏi về thiết kế để đánh giá ấn tượng đầu tiên của họ. Lý do chọn làm 5 giây là do dữ liệu thống kê chỉ ra rằng có 55% khách truy cập chỉ dành ít hơn 15 giây trên một trang web. Vì vậy, việc thu hút sự chú ý của một người trong vài giây đầu khi họ mở trang web là vô cùng quan trọng."
Với bài kiểm tra trong vòng 5 giây, bạn có thể dễ dàng xác định thông tin mà người dùng cảm nhận và ấn tượng của họ trong thời gian ngắn đó. Kết quả sẽ giúp bạn đánh giá xem thông điệp của mình có hiệu quả hay không, và bạn có thể điều chỉnh nó như thế nào dựa trên phản hồi thu được.
Xem thêm: 5 xu hướng thiết kế UI/UX
Các phương pháp nghiên cứu UX được mô tả trong bài viết này không phải là những mô hình phù hợp với mọi trường hợp. Nghiên cứu có mục đích để giải quyết vấn đề, do đó việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào việc bạn hiểu rõ vấn đề cần giải quyết. Đồng thời, phương pháp đúng cũng phải phù hợp với nguồn lực và thời gian bạn có sẵn.