img

Màu Sắc Trong Thiết Kế - Kiến Thức Cơ Bản Mà Designer Phải Biết

Màu sắc trong thiết kế là yếu tố cơ bản vô cùng quan trọng mà các designer nào cũng được học khi bước chân vào nghề này. Màu sắc không chỉ giúp thu hút người nhìn mà nó còn mang ý nghĩa sâu sắc đối với thương hiệu. Vậy hãy cùng Agenda Việt Nam học cách ứng dụng màu sắc vào thiết kế thật kỹ qua bài viết dưới đây nhé!

Thuật ngữ màu sắc trong thiết kế cơ bản

Bánh xe màu: 

Bánh xe màu (Color Wheel) là một công cụ biểu diễn các màu sắc theo một hình tròn bao gồm có 12 màu chủ đạo. Bánh xe màu được ra đời dựa trên cấu trúc màu cầu vồng của nhà khoa học nổi tiếng Newton, Bao gồm màu cơ bản: Đỏ, Vàng, Xanh để tạo ra sự hòa quyện màu sắc cho các màu còn lại. Tiếp theo là màu cấp 2 gồm Cam, Xanh lá và Tím, nó được tạo thành từ 3 màu cơ bản. Cuối cùng là màu cấp 3 gồm Cam vàng – Amber, Cam đỏ - Vermilion, Tím đỏ - Magenta, Tím lam – Violet, Lục vàng – Chartreuse và Lục lam – Teal.

Trong thiết kế có 2 hệ màu cơ bản được hình thành từ bánh xe màu:

 

undefined

 

CMYK: Hệ màu âm tính bao gồm: C - Cyan (xanh dương), M - Magenta (Màu tím), Y - Yellow (Màu vàng), K - Black

RGB: Hệ màu dương tính gồm 3 màu Red, Green, Blue. Đây là hệ màu phát ra ánh sáng và được dùng trong việc trình chiếu, thiết kế kỹ thuật số ( TV, digital platform)

Tầm quan trọng của màu sắc trong thiết kế

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong thiết kế vì nó có thể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động lên cảm xúc và nhận thức của người nhìn.

Tạo cảm xúc và thông điệp: Mỗi màu sắc có khả năng tạo ra cảm xúc và truyền tải thông điệp riêng của nó. Ví dụ, màu đỏ thường liên quan đến sự nhiệt tình, táo bạo hoặc tình yêu, trong khi màu xanh lá cây có thể gợi lên sự tự nhiên, sự tươi mát, hoặc mạnh mẽ.

Tạo sự nhận diện thương hiệu: Màu sắc có thể hỗ trợ việc xây dựng và tăng cường nhận diện thương hiệu. Khi chọn màu sắc cho logo hoặc các yếu tố thiết kế khác, các doanh nghiệp thường lựa chọn màu sắc liên quan đến giá trị, ngành nghề hoặc cái gì đó đặc trưng cho thương hiệu của họ. Ví dụ, màu đỏ và trắng thường được sử dụng trong những thương hiệu liên quan đến năng lượng và tốc độ.

Tạo phong cách và ý tưởng: Màu sắc có thể giúp tạo ra phong cách riêng và mang lại ý tưởng cho thiết kế. Sự kết hợp và sắp xếp màu sắc khác nhau có thể tạo ra cảm giác thanh lịch, hiện đại, truyền thống hoặc nghệ thuật.

Gây ấn tượng và thu hút sự chú ý: Màu sắc sử dụng một cách sáng tạo và hiệu quả có thể gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của người nhìn. Sự tương phản màu sắc và sự sử dụng các màu nổi bật có thể làm nổi bật một yếu tố cụ thể hoặc thu hút ánh nhìn tổng thể.

Tương phản và độ tương phản: Màu sắc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra độ tương phản trong thiết kế. Điều này có thể giúp làm nổi bật các yếu tố quan trọng và tăng tính đọc hiểu của thiết kế. Đối lập màu sắc có thể tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ và tạo cảm giác rõ ràng.

Quy tắc phối màu trong thiết kế

Phối màu đơn sắc (Monochromatic): Phối màu đơn sắc là cách sử dụng màu sắc chủ đạo hoặc dùng nhiều sắc độ khác nhau cho cùng một màu. Việc phối màu này được ứng dụng trong những thiết kế mang phong cách tối giản, muốn tạo ra sự tập trung và chuyên nghiệp, giúp người nhìn không bị phân tâm và dễ nhận biết được thông điệp chính.

 

undefined

 

Phối màu tương đồng (Analogous): Đây là cách phối màu các màu gần nhau, thường là kết hợp 3 màu gần nhau trên bánh xe màu, ví dụ kết hợp 3 màu xanh lá, vàng và cam. Vowus cách phối màu này sẽ tạo ra được cảm giác hài hòa, thân thiện cho người xem.

 

undefined

 

Phối màu tương phản (Complementary): Nếu muốn tạo ra sự nổi bật và khác biệt thì đây chính là cách phối màu trong thiết kế thông minh nên áp dụng. Điển hình như bộ đôi cam và xanh dương, đỏ và xanh lá thường được nhiều nhãn hàng nổi tiếng áp dụng.

 

undefined

 

Phối màu bộ ba (Triadic): Kiểu phối màu trong thiết kế này được tạo nên từ 3 màu sắc nằm 3 góc khác nhau trên bánh xe màu, tạo thành tam giác đều hoặc tam giác cân. Sự kết hợp giữa 3 màu sắc này tạo kết hợp và bổ sung màu sắc cho nhau nên tạo được sự cân bằng trong thiết kế.

 

undefined

Ý nghĩa màu sắc thiết kế cho từng ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh

undefined

Màu sắc trong thiết kế có thể mang ý nghĩa khác nhau trong từng ngành hàng. Dưới đây là một số ví dụ về ý nghĩa màu sắc phổ biến trong các ngành hàng khác nhau:

Ngành hàng thực phẩm:


  • Màu đỏ: Thường được sử dụng để tạo cảm giác năng động, kích thích sự ham muốn ăn uống.  Ví dụ như Coca Cola, Winmart

  • Màu xanh lá cây: Thường được sử dụng để tạo cảm giác tươi mát, sạch sẽ và lành mạnh. 

Ví dụ như: 7up, sprite,..

  • Màu vàng: Thường được sử dụng để ám chỉ sự tươi mới, năng lượng và niềm vui. Ví dụ như Mcdonald,..

Ngành hàng thời trang:


  • Màu đen: Thường được liên kết với sang trọng, tinh tế và quý phái.

  • Màu trắng: Thường được sử dụng để tạo cảm giác thanh lịch, tinh khiết và sạch sẽ.

  • Màu hồng: Thường được liên kết với nữ tính, ngọt ngào và dịu dàng.

Ngành hàng công nghệ:


  • Màu xanh dương: Thường được sử dụng để ám chỉ sự hiện đại, tin cậy và sự sáng tạo.

  • Màu đen và bạc: Thường được liên kết với tính năng, sự chuyên nghiệp và sự đẳng cấp.

Ngành hàng y tế:


  • Màu xanh da trời: Thường được sử dụng để tạo cảm giác an lành, thư giãn và sự tin tưởng.

  • Màu trắng: Thường được liên kết với sự trong sáng, tinh khiết và phong cách chuyên nghiệp.

Kết luận

Việc ứng dụng và hiểu đúng tư duy và ứng dụng màu sắc trong thiết kế một cách thông minh sẽ mang lại sự hiệu quả cho các thiết kế. Hy vọng rằng, qua bài viết này có thể giúp bạn có được những kiến thức cơ bản để ứng dụng vào những thiết kế của mình.

>> Xem thêm: Kho tàng thiết kế hữu ích nhất cho các designer







Tags: marketing , design
Share:
Tác giả
about_img

Minhanh

Tác giả
Tin tức tương tự
img
img
img
img