img

Xu Hướng De-Influencer Có Đang Hạ Thấp Vị Trí “Influencer” Không?

De - Influencer là gì? 

De-influencing là một xu hướng mới, nhằm khuyến khích người dùng và nhà tạo nội dung chia sẻ trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm chất lượng “tệ”. Từ đó, các influencer có thể đề xuất các lựa chọn thay thế. Điều này làm khác biệt cho các nhà tạo nội dung, vì thường họ rất thận trọng khi đánh giá sản phẩm với những nhận xét tiêu cực.

Xu hướng De-influencing đang gây nhiều chú ý trong ngành influencer marketing, nhưng nó đã cho người tiêu dùng một cách nhìn mới trong “quảng cáo”. 

Hiện tượng De Influencer xuất phát từ đâu và sức lan tỏa của nó? 

Social Media, đặc biệt là tiktok đang là nền tảng được các micro influencers phát triển thương hiệu cá nhân của mình. Họ xây dựng các nội dung số, tạo mối quan hệ và xây dựng tệp khách hàng riêng. Vì vậy, họ luôn ưu tiên việc đem lại giá trị cho khách hàng thay vì mục đích thương mại. 

Một điều đáng chú ý là Tiktok không giới hạn các độ tuổi của người dùng và sức lan tỏa vô cùng mạnh. Họ nhạy bén với tất cả các xu hướng, tự tin nói rõ những cảm nhận và quan điểm của mình. Chính những lý do đó, tiktok là điểm khơi nguồn cho xu hướng “deinfluencer” mọi nơi đặc biệt là Châu Á.

 

Is de-influencing going to change influencer marketing forever?

 

Vào thời điểm đó, những video có kèm hashtag #deinfluencer tiếp cận được hàng trăm triệu lượt xem. Ở đó, các nhà sáng tạo nội dung họ chia sẻ tất cả những trải nghiệm “thất vọng” về những thứ họ đã mua.

Sức ảnh hưởng của De Influencer đối với Marketing 

Những influencer lớn hiện nay không còn được xem là nguồn thông tin đáng tin cậy về các thương hiệu, vì hầu hết các nội dung của họ đều đã bị can thiệp đa chiều. Xu hướng De-influence có nhiều cách thức mà người dùng và những người tạo nội dung có thể theo đuổi, bao gồm "gợi ý" các sản phẩm thay thế cho những sản phẩm họ không thích, hoặc thậm chí là đưa chúng vào sọt rác và chỉ trích công ty sản xuất.

Nổi tiếng nhờ làm reviewer về làm đẹp trên TikTok, Mikayla Nogueira đã chịu chỉ trích vì đeo mi giả trong video quảng cáo mascara của L’Oréal. Hiện tượng đó đã trở thành làn sóng De-influencing mới nhất trên mạng xã hội này. Cộng đồng TikTok đã phản đối kịch liệt vì cho rằng Mikayla chọn tiền của thương hiệu hơn là sự tin tưởng của người theo dõi.

Vì vậy, các nhà làm Marketing cần phải có những bước đi rất kỹ lưỡng để chọn Influencer phù hợp. Hơn thế là dự phòng các phương án xử lý rủi ro trong de - influencer

undefined

Xem thêm: Virtual Influencer xu hướng marketing hiện đại

Cơ hội xu hướng De Influencer cho các thương hiệu 

Hooper chỉ ra rằng các thương hiệu và nhà tiếp thị không nên lo sợ khi đối diện với xu hướng De-influencing. Thay vào đó nên xem đó là một dấu hiệu rõ ràng về thay đổi trong văn hóa tiêu dùng và cần cân  nhắc kỹ càng.

Để tăng cường quản lý nhóm khách hàng trung thành, các thương hiệu nên xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài, minh bạch và đáng tin cậy với influencer. Hoặc có thể tạo ra những tác động mạnh mẽ và sâu rộng hơn cho chiến dịch Influencer Marketing. Ngoài ra, thương hiệu cũng nên đưa influencer tham gia sớm hơn vào các chiến dịch.

Khi đối diện với phản hồi tiêu cực nhưng mang tính xây dựng trên mạng xã hội, các thương hiệu cần có thái độ cởi mở đón nhận, lắng nghe, học hỏi và thay đổi để cải thiện và phát triển sản phẩm. Điều quan trọng là thương hiệu cần liên tục theo dõi luồng thảo luận giữa influencer và khán giả của họ để có những tương tác phù hợp nhất.

Kết luận 

Tóm lại, trong bối cảnh cạnh tranh về thương hiệu ngày càng khốc liệt và ngân sách quảng cáo bị giới hạn nghiêm ngặt, những reviewer và influencer vẫn có thể đạt được thành công bằng cách đặt tính trung thực và sự thật trên hết.


Chúng ta sẽ dễ bắt gặp những phản hồi tiêu cực về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu từ những influencer. Đặc biệt, trên nền tảng tiktok với hashtag “deinfluencer” đang tiếp cận lượng lớn tìm kiếm với lời khuyên “không nên mua”. Vậy để hiểu rõ xu hướng này là gì, hãy đọc bài dưới đây nhé. 
Share: