img

Cẩm nang đọc hiểu TikTok Analytics

TikTok Analytics cung cấp các chỉ số cụ thể giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của nội dung trên mạng xã hội này. Nhờ đó, mà người dùng TikTok sẽ hiểu rõ hơn về các thông số phân tích để xây dựng chiến lược nội dung phù hợp với tệp khách hàng tiềm năng. Hôm nay, Agenda Việt Nam chia sẻ đến bạn Cẩm nang đọc hiểu TikTok Analytics, cung cấp các hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo và tăng cường sự tương tác với khách hàng trên nền tảng Tiktok trong bài viết dưới đây. 

I. Cách để xem Tiktok Analytics

Trên thiết bị di động:
- Truy cập vào Profile của bạn bằng cách nhấn vào góc dưới bên phải của màn hình.
- Nhấn vào thanh menu ở góc trên bên phải và chọn mục Creator Tools.
 Trong phần Tổng quan, chọn Phân tích số liệu.

Trên máy tính:
- Di chuột đến biểu tượng trang cá nhân ở góc trên bên phải của màn hình.
- Chọn View Analytics từ menu thả xuống.

II. Tìm hiểu các chỉ số Tiktok Analytics

1. TikTok Overview Analytics

Sau khi bạn truy cập vào Analytics, bạn sẽ thấy phần Overview ở mục đầu tiên. Phần này cung cấp cho bạn một bản tóm tắt về dữ liệu chung trong tuần trước, tháng trước hoặc một khoảng thời gian khác mà bạn có thể chọn. Đây là cách giúp bạn hiểu tổng quan về hiệu quả hoạt động của tài khoản sau một chiến dịch.

Định nghĩa của từng số liệu trong phần Overview: 

  • Video views: Tổng số lượt xem video trong một khoảng thời gian  xác định. 
  • Profile views: Tổng số lượt xem profile của bạn trong một khoảng thời gian xác định. 
  • Likes: Tổng số lượt like từ tất cả các video của bạn trong một khoảng thời gian xác định. 
  • Comments: Tổng số comment từ tất cả video của bạn trong một khoảng thời gian xác định. 
  • Shares: Tổng số lần các video của bạn được chia sẻ trong một khoảng thời gian xác định.
  • Followers: Tổng số người dùng TikTok theo dõi account của bạn, qua đó cho thấy sự tăng/ giảm của con số này trong một khoảng thời gian xác định.
  • LIVE: Số lượng video live bạn phát trong một khoảng thời gian xác định.

 

undefinedTikTok Overview Analytics giúp bạn hiểu tổng quan về hiệu quả hoạt động của tài khoản sau một chiến dịch.

2. TikTok Content Analytics

Phần Content hiển thị các video phổ biến nhất của bạn trong 7 ngày trước hoặc trong một khoảng thời gian nào đó. Ngoài ra, nó cũng cung cấp thông tin và chỉ số cho mỗi bài viết, bao gồm số lượt xem, số lượt thích, số lượt bình luận và số lượt chia sẻ giúp bạn theo dõi hiệu suất của các video.

  • Trending videos: Hiển thị 9 videos với tốc độ tăng view cao nhất trong một khoảng thời gian cụ thể.
  • Total video views: Tổng số lượt xem của mỗi video.
  • Total like count of a post: Tổng số like mỗi video. 
  • Total number of comments: Tổng số comments c ủa mỗi video.
  • Total shares: Tổng số lượt chia sẻ video.
  • Total play time: Tổng thời gian xem mỗi video từ tất cả người dùng.
  • Average watch time: Thời gian trung bình xem video tính trên đầu người.
  • Watched full video: Tổng số lượt xem toàn bộ video.
  • Reached audience: Tổng số lượng người tiếp cận mỗi video.
  • Video views by section: Số lượng người xem video chia theo từng mục (ví dụ For You, Your profile, Following, Sounds, Searches hoặc Hashtags). Chỉ số này giúp bạn xác định hiệu quả của mỗi hashtag mà bạn sử dụng.
  • Video views by region: Số lượng người xem chia theo khu vực địa lý. 

 

undefinedTikTok Content Analytics cung cấp thông tin và chỉ số cho mỗi bài viết giúp bạn theo dõi hiệu suất của các video

3. TikTok Follower Analytics

Mục Follower cung cấp thông tin về follower của bạn, chẳng hạn như giới tính, “activity” của họ,... 

  • Gender: Theo giới tính.
  • Top territories: Top 5 khu vực có lượng người theo dõi bạn nhiều nhất.
  • Follower activity: Khoảng thời gian trong ngày/những ngày follower hoạt động tích cực nhất trên TikTok. Chỉ số này giúp bạn biết được khi nào là thời điểm phù hợp để đăng bài.
  • Videos your followers watched: Nội dung nào (từ user khác) đang được follower của bạn yêu thích.
  • Sounds your followers listened to: Có rất nhiều âm thành trending được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Thế nên bạn hiểu được người theo dõi của mình thích nghe nhạc nào sẽ giúp bạn nhận được sự yêu thích nhiều hơn.

 

undefinedTikTok Follower Analytics

4. TikTok LIVE Analytics

  • Total views: Tổng số người xem có mặt trong các video live của bạn. 
  • Total time: Tổng số giờ bạn phát video live.
  • New followers: Tổng số follower mới bạn đạt được qua video live.
  • Top viewer count: Lượng người xem cao nhất tại một thời điểm trongvideo live. 
  • Unique viewers: Số lượng người xem video live của bạn ít nhất một lần.

undefinedTikTok Live Analytics

III. Làm thế nào để tối ưu hóa nội dung dựa vào Tiktok Analytics

1. Video Insights

Các chỉ số về hiệu quả video có thể giúp bạn xác định những âm thanh đang trở thành trào lưu, những loại video thu hút sự chú ý của người xem, cũng như nội dung mà họ thảo luận nhiều nhất.

Điều này đặc biệt hữu ích trong việc chuẩn bị cho các video tiếp theo. Theo TikTok, khi các thương hiệu sử dụng những bài hát mà người dùng yêu thích trong video, 68% người dùng sẽ nhớ đến thương hiệu hơn và 58% sẽ cảm thấy mối liên kết vững chắc hơn với thương hiệu.

Tương tự, khi thiết kế video liên quan đến sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn, hãy đảm bảo rằng bạn có thể truyền đạt tất cả các thông tin quan trọng trong thời lượng xem trung bình. Điều này giúp người xem hiểu được tất cả những gì bạn muốn họ hiểu trước khi họ chuyển qua nội dung khác.

2. Social Commerce Insights

Đối với người bán hàng trên TikTok Shop, phần Thông tin Shop sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn về các sản phẩm nổi bật hoặc bán chạy nhất với người mua, giúp bạn có cơ hội quảng bá các sản phẩm tương tự hoặc tập trung quảng cáo các sản phẩm ít nổi bật hơn để tăng doanh số.

Bằng cách nắm được những sản phẩm được yêu thích, bạn có thể tăng cường khả năng tiếp cận và tiếp thị các sản phẩm tương tự để thu hút sự quan tâm của khách hàng.

3. TikTok Benchmarks

Nếu bạn mới làm quen với TikTok Analytics, nên hiểu về các số liệu trung bình trong ngành để có thể đánh giá hiệu quả của mình.

- Tỷ lệ tương tác trung bình trên mỗi người theo dõi là 4,1% đối với các thương hiệu trên TikTok, cao hơn rất nhiều so với Instagram, Facebook và Twitter.

- Các thương hiệu có từ 200.000 đến 1 triệu người theo dõi có tỷ lệ tương tác trung bình trên mỗi lượt xem là 7,6%, cao hơn gần 46% so với các thương hiệu có từ 10.000 đến 50.000 người theo dõi.

- Các tài khoản lớn nhất với hơn một triệu người theo dõi có tỷ lệ tương tác trung bình là 9% trên mỗi lượt xem.

- Bất kể kích thước người theo dõi, các thương hiệu trên TikTok thường có mức tăng người theo dõi từ 2% đến 3% mỗi tháng.

***Đây là thông tin lấy từ nguồn có thể tham khảo từ năm 2022

Agenda Việt Nam gợi ý bạn 5 cách để tăng số lượng người theo dõi:
1. Xác định và chọn lựa đúng đối tượng mục tiêu
2. Tận dụng các xu hướng và hashtag phổ biến.
3. Tương tác với những người theo dõi của bạn.
4. Đăng tải video vào thời điểm nhiều người dùng hoạt động nhất
5. Tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia.

IV. Tổng kết

TikTok Analytics là một công cụ hữu ích cho những người muốn tìm hiểu về hiệu quả của chiến dịch quảng cáo hoặc nội dung trên TikTok. Công cụ cung cấp cho bạn những chỉ số chi tiết về tương tác của người dùng với video của bạn, đồng thời cho phép bạn xem các phân tích đối tượng như độ tuổi, giới tính và địa lý, giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cẩm nang đọc hiểu TikTok Analyticschúc bạn thành công nhờ cuốn cẩm nang này nhé! 

Có thể bạn quan tâm: Nắm rõ chính sách kiểm duyệt nội dung và điều khoản cấm trên Tiktok để video đạt hiệu quả cao nhất


Tác giả
about_img

Alex Dinh

Tác giả
Tin tức tương tự
img
img
img
img