Trong thời buổi kinh tế phát triển hiện nay, Social Media là lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả truyền thông – quảng cáo, các công cụ Social Listening đã được nghiên cứu và sử dụng. Đây là công cụ được dùng phổ biến nhằm thu thập dữ liệu từ các đánh giá, nhận xét của khách hàng đối với thương hiệu. Vậy bạn có thắc mắc Social listening là gì và hiện có những công cụ nào được ưa chuộng không? Cùng tìm hiểu từ các thông tin được Agenda chia sẻ trong bài viết sau nhé!
Social listening hay còn gọi là lắng nghe mạng xã hội. Đây là những công cụ giúp doanh nghiệp lắng nghe cộng đồng mạng nói gì về thương hiệu. Có thể tổng hợp từ nhiều topic, các feedback (phản hồi) hoặc brand mention (đề cập thương hiệu).
Sử dụng các công cụ Social listening không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp đo lường các chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Nó thậm chí còn giúp theo dõi và đánh giá được các đối thủ cạnh tranh nữa.
Social listening là những công cụ hữu ích giúp doanh nghiệm giới thiệu sản phẩm, quản lý khách hàng và đánh giá chiến dịch. Ngoài ra, nó cũng giúp sớm phát hiện rủi ro khủng hoảng truyền thông mạng xã hội không mong muốn. Đặc biệt, các công cụ này còn giúp để tăng lượng tương tác cho các trang mạng xã hội doanh nghiệp cực hiệu quả. Do đó, tất cả những doanh nghiệp nào đều hướng đến mục đích kể trên đều nên sử dụng Social listening.
>>> Xem thêm: Xu hướng Social Media Marketing cho Doanh nghiệp B2B năm 2023
HubSpot là một trong những công cụ Social listening hỗ trợ nắm bắt nhanh insight khách hàng hiện nay. Nó có thể thu thập rất chi tiết các mention và comment của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội. Cùng với tính năng so sánh, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện đánh giá và chọn ra kênh truyền thông mang lại hiệu quả nhất. Từ đó quyết định kế hoạch và phân bổ ngân sách phù hợp, thu lợi cao.
Công cụ HubSpot được nghiên cứu và hoạt động tương thích với nhiều nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Youtube, LinkedIn,…
Một công cụ được đánh giá cao trong viêc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đa kênh, đa nền tảng phải kể đến là Buffer. Sử dụng công cụ này, bạn có thể lên lịch và tự động post bài lên Facebook. Đơn giản, nhanh chóng và còn kèm thêm nhiều chi tiết về tương tác, hành vi người dùng nữa.
Tuy nhiên, để sử dụng Buffer, doanh nghiệp cần chi trả một khoản chi phí khoảng 15$.
BuzzSumo được ví như trợ thủ đắc lực giúp ích rất nhiều trong việc “lắng nghe” khách hàng trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Toàn bộ lượt tiếp cận, lượt tương tác (like, share hay comment) đều được ghi nhận và đưa ra số liệu rõ ràng. Doanh nghiệp từ đó có thể quyết định loại bài đăng và giờ đăng để thu được lượt quan tâm từ khách hàng cao nhất.
Nếu so sánh tất cả các công cụ Social listening, Google Alerts được đánh giá là dễ dùng nhất. Công cụ này cho phép doanh nghiệp thiết lập theo dõi các từ/cụm từ trên danh mục Google. Mỗi khi Google xác nhận có lượt tìm kiếm từ/cụm từ có trong danh mục, sẽ có thông báo gửi đến hộp thư điện tử cho bạn.
Thêm một công cụ rất hữu ích trong việc rà soát toàn bộ Internet, theo dõi mọi thông tin, nhận xét của khách hàng về doanh nghiệp. Đặc biệt, Brand24 có thể giám sát được cả hình ảnh, bài viết lẫn video. Có thể đưa ra những phân tích rõ ràng, báo cáo chính xác và tạo được biểu đồ thông tin. Doanh nghiệp có thể dựa vào đó để thấu hiểu khách hàng tốt hơn, đưa ra được chiến lược phù hợp nhất.
Rõ ràng, các công cụ Social listening giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong các chiến dịch truyền thông, quảng cáo. Hiểu rõ khái niệm và chọn được các công cụ phù hợp là điều kiện tiên quyết để vận dụng hiệu quả nó. Hãy tham khảo 5 công cụ được nhắc đến trong bài viết trên và nếu cần hỗ trợ gì, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi bạn nhé!