img

Nokia thay đổi bộ nhận diện thương hiệu lần đầu tiên sau 60 năm

Nokia đã trải qua những lần thay đổi bộ nhận diện thương hiệu nào?

 

Năm 1865, logo đầu tiên của Nokia đời với hình ảnh chú cá – lấy cảm hứng từ con sông Nokiavirta gần trụ sở công ty. Năm 1966, Nokia thay đổi Logo lần 2, lúc này, không còn hình ảnh chú cá thay vào đó là chữ Nokia ở vị trí trung tâm.

 

Từ những năm 1990 trở đi, logo Nokia đi theo hướng tối giản, lược bỏ phần biểu tượng tròn, thay vào đó là chữ tên thương hiệu kèm mũi tên chuyển động hướng về phía trước. Mang hàm ý về sự linh hoạt, vận động mạnh mẽ trong các hoạt động kinh doanh. Cũng từ thời điểm này, màu sắc chủ đạo của các logo Nokia là xanh dương, mang đến cảm nhận về tính chắc chắn, uy tín và sự đảm bảo. Đây cũng là gam màu trung tính thường được các thương hiệu lớn sử dụng.

undefined

Năm 2006, logo Nokia trở nên tối giản hơn nữa khi lược bỏ phần mũi tên và chỉ giữ lại tên thương hiệu, đồng thời bổ sung slogan ở dưới logo. Lý giải cho sự thay đổi này là vì ở thời điểm đó, hãng đã có sự nhận biết về thương hiệu sâu sắc nên chỉ cần biểu tượng chữ đơn giản là đã khiến khách hàng nhận ra thương hiệu. Thông điệp Connecting people dưới biểu tượng đã giúp hãng truyền tải thông tầm nhìn lớn lao tới khách hàng.

 

Nokia đánh dấu sự thay đổi nhận diện thương hiệu mạnh mẽ sau 60 năm với logo mới

 

Và đến nay, sau gần 60 năm, Nokia đã mang đến một hình ảnh vô cùng mới cho thương hiệu mình bằng logo với những nét cắt độc đáo, màu sắc bắt mắt, được đánh giá là “hiện đại và mang tính kỹ thuật số hơn”

CEO Pekka Lundmark đã nói trong bài tuyên bố của mình rằng việc làm mới logo cũng nằm trong tuyên chỉ mà công ty luôn hướng đến, đó là một nhà lãnh đạo đổi mới công nghệ. Cụ thể ông chia sẻ: “Trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, chúng tôi vẫn là một thương hiệu điện thoại di động thành công, thế nhưng đây không phải là mục tiêu của Nokia. Chúng tôi muốn ra mắt một thương hiệu mới tập trung vào mạng và số hoá công nghiệp.”

undefined

Hiện nay, nhiều công ty công nghệ lớn đã hợp tác với Nokia để xây dựng thiết bị cho nhà máy tự động, phục vụ lĩnh vực sản xuất cũng như thiết lập hệ thống mạng 5G “Chúng tôi có mức tăng trưởng rất tốt, 21% trong lĩnh vực kinh doanh năm 2022, hiện chiếm khoảng 8% doanh thu của chúng tôi, tương đương 2,11 tỷ USD”.

 

Chiến lược tự động hóa nhà máy cùng các trung tâm dữ liệu sẽ giúp Nokia tăng lợi thế cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn như Amazon, Microsoft.

“Sẽ có nhiều loại trường hợp khác nhau, đôi khi họ sẽ là đối tác của chúng tôi, đôi khi họ có thể là khách hàng của chúng tôi và tôi chắc chắn rằng cũng sẽ có những tình huống họ trở thành đối thủ cạnh tranh.”

 

Liệu việc thay đổi hoàn toàn hình ảnh logo có phải là dấu chấm hết cho hình ảnh logo vốn rất được nhiều người biết đến và yêu thích? Điều này không hẳn, việc kinh doanh điện thoại của Nokia không còn là 1 phần của công ty say khi Microsoft mua lại bộ phận này với giá 7 tỷ USD năm 2014. Đến 2016, Microsoft đã cấp phép cho HMD Global – một công ty được thành lập bởi các cựu giám đốc điều hành của Nokia để được quyền sử dụng thương hiệu Nokia cho smartphone và tablet cho đến nay.

undefined

 

Trên thực tế, HMD cũng vừa công bố mẫu smartphone Nokia G22 mới đây với logo Nokia cổ điển. Hiện vẫn chưa rõ HMD có kế hoạch tiếp tục sử dụng logo cũ của Nokia hay không.

 

Lundmark cho biết Ấn Độ – nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn là thị trường phát triển nhanh nhất của Nokia, điều này cho thấy một sự thay đổi về cấu trúc. Ông cũng kỳ vọng thị trường Bắc Mỹ sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2023.


Tags:
Share:
Tác giả
about_img

AgendaVietNam

Tác giả
Tin tức tương tự
img