img

Content Pillar - Xây dựng chiến lược nội dung bền vững và tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc xây dựng một chiến lược nội dung hiệu quả trở nên vô cùng quan trọng để thu hút và tương tác với khách hàng tiềm năng. Một khái niệm ra đời với vai trò then chốt - Content Pillar - hay còn gọi là cột mốc nội dung nhằm tạo được sự liên kết mạnh mẽ giữa các bài viết, cung cấp thông tin giá trị cho người đọc và tạo nền tảng vững chắc cho chiến lược nội dung thương hiệu. Bên cạnh đó, Content Pillar cũng giúp xây dựng vị thế và uy tín cho doanh nghiệp trong lĩnh vực cụ thể, thu hút sự quan tâm và tin tưởng từ khách hàng. Tiếp theo, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ cách xây dựng Content Pillar sao cho hiệu quả nhé! 

I. Content Pillar là gì?

1. Định nghĩa Content Pillar 

Content Pillar, hay còn gọi là cột mốc nội dung, là một khái niệm trong lĩnh vực tiếp thị và sản xuất nội dung. Nó đề cập đến việc xây dựng một hệ thống nội dung chủ đạo và liên kết trong chiến lược nội dung. Dễ hiểu hơn, thì đó là nội dung lớn trong đó bạn có thể chia thành nhiều phần nội dung nhỏ hơn để tạo ra nội dung cho tất cả các kênh. 

Lưu ý: Các bạn cần nắm rõ khái niệm để tránh nhầm lẫn giữa Content Pillar và Content Angle 

>>>> Xem thêm: Content Angle - Góc nhìn độc đáo tạo nên nội dung thu hút

2. Vai trò và ưu điểm của Content Pillar

Content Pillar có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược nội dung vì nó giúp tăng cường hiệu quả tiếp cận khách hàng và xây dựng vị thế trong lĩnh vực của bạn. Việc xây dựng và triển khai Content Pillar giúp tạo ra một cấu trúc nội dung rõ ràng và sắp xếp, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận thông tin và tạo sự liên kết giữa các bài viết. Đồng thời, Content Pillar cũng giúp tăng cường SEO, cải thiện đánh giá từ các công cụ tìm kiếm và thu hút lượng traffic chất lượng đến website của bạn. 

  • Xây dựng cấu trúc nội dung: Content Pillar giúp xác định các big idea, tạo ra một cấu trúc nội dung rõ ràng và có hệ thống, giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận thông tin một cách có logic.
  • Tăng khả năng tương tác: Bằng cách liên kết các bài viết pillar với nhau bằng các liên kết nội bộ, người đọc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin liên quan và khám phá thêm về chủ đề mà họ quan tâm.
  • Xây dựng vị thế và uy tín: Khi xây dựng và triển khai Content Pillar, bạn có thể tạo sự chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Các bài viết pillar chất lượng cao không chỉ cung cấp thông tin đáng tin cậy, mà còn giúp xây dựng vị thế và uy tín của bạn trong lĩnh vực cụ thể. Từ đó, sẽ thu hút sự quan tâm và tin tưởng từ khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng khả năng chuyển đổi khách hàng thành người mua hàng.
  • Tối ưu hóa SEO: Xây dựng một cấu trúc nội dung logic và có liên kết nội bộ sẽ giúp tạo ra nội dung logic, cải thiện đánh giá từ các công cụ tìm kiếm và thu hút lượng traffic chất lượng đến website của bạn.
  • Dễ dàng quản lý và cập nhật nội dung: Bạn chỉ cần tập trung vào việc phát triển và bổ sung các bài viết liên quan đến các chủ đề chính, thay vì phải xử lý một loạt các bài viết không liên quan và không có sự liên kết, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình quản lý nội dung của bạn.
  • Tăng khả năng chia sẻ và lan truyền nội dung: Content Pillar cung cấp một cấu trúc nội dung có logic và dễ hiểu, giúp tăng khả năng chia sẻ và lan truyền nội dung của bạn. Khi các bài viết trong Content Pillar liên quan chặt chẽ và mang tính giá trị, người đọc dễ dàng chia sẻ và tiếp cận thông tin, từ đó lan truyền thông điệp và tăng cường tiếp thị từ miệng-đến-miệng (word-of-mouth).

Vai trò và ưu điểm của Content PillarVai trò và ưu điểm của Content Pillar

II. 5 bước xây dựng Content Pillar hiệu quả

Bước 1 - Lựa chọn chủ đề và nghiên cứu từ khóa phù hợp

Để bắt đầu xây dựng Content Pillar, bạn cần: 

  • Xác định chủ đề chính: Định rõ chủ đề cốt lõi và chủ đề nên phản ánh lĩnh vực hoạt động của bạn và mục tiêu đối tượng mà bạn muốn hướng đến.
  • Trả lời các câu hỏi trước khi triển khai Content Pillar như: bạn có thể giải quyết được điều gì cho khách hàng? Sản phẩm/ dịch vụ nào mà bạn đang bán? Đối tượng mục tiêu của bạn là ai, và những khó khăn họ đang gặp phải là gì? 
  • Tìm kiếm từ khóa liên quan: Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, SEMrush, hay Ahrefs để tìm kiếm các từ khóa liên quan đến chủ đề của bạn. Đặc biệt, tìm các từ khóa có khối lượng tìm kiếm cao, độ cạnh tranh thấp và liên quan trực tiếp đến nội dung mà bạn sẽ tạo.
  • Xác định từ khóa chính: Dựa trên nghiên cứu từ khóa, lựa chọn một từ khóa chính mà bạn sẽ tập trung xây dựng Content Pillar xung quanh. Từ khóa chính này nên phản ánh mục tiêu chính của người tìm kiếm và độc giả mà bạn muốn hướng đến.
  • Đánh giá khối lượng và độ cạnh tranh: Chọn những từ khóa có khối lượng tìm kiếm tốt nhưng độ cạnh tranh không quá cao để tăng khả năng tiếp cận và cạnh tranh trong kết quả tìm kiếm.

Bước 2 - Tạo Topic cluster, subtopic 

Tiếp đến, bạn cần đưa ra một danh sách các Subtopic (chủ đề phụ) để tạo các cụm chủ đề và cấu trúc cho các trụ cột nội dung. Các cột nội dung nên được liên kết với các chủ đề phụ và được kết nối bằng các siêu liên kết.

Ngoài ra, trước tiên bạn có thể tạo Topic cluster (cụm chủ đề) để đảm bảo rằng các cột nội dung của bạn được liên kết với các Subtopic (chủ đề phụ) ngay từ đầu. Ngoài ra, bằng cách bắt đầu với các cụm chủ đề, bạn sẽ giảm thiểu số lượng nội dung trùng lặp trên trang web của mình.

Tạo Topic cluster, subtopicTạo Topic cluster, subtopic

Bước 3 - Xây dựng trang trụ cột 

Khi xây dựng Pillar Page (trang trụ cột) bạn nên chú ý đến những yếu tố sau:

- Phần mục lục
- Tối ưu các thẻ Heading 1, 2, 3,…
- Internal/ Outbound link
- Tối ưu hình ảnh, đúng size, có chứa tên từ khóa trong ảnh 
- Nút quay lại đầu trang
- Trang đích
- Nút Call-to-action

Bước 4 - Triển khai viết nội dung 

Sau khi thực hiện những bước trên, bạn cần xác định rõ cấu trúc của Content Pillar, nhằm giúp bạn làm được điều này dễ dàng hơn, hãy tìm kiếm và tổng hợp lại các câu hỏi mà khách hàng đang tìm kiếm, những vấn đề họ đang mắc phải, từ đó bạn sẽ có ý tưởng để xây dựng cấu trúc rõ ràng nhất và tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. 

Bước 5 - Quảng bá và lan truyền bài viết đến nhiều độc giả

Sau khi hoàn thành bài viết, bạn cần làm các cách sau giúp nhiều người tiếp cận được nội dung của bạn: Chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội khác, Email marketing, quảng cáo, liên kết với các bài viết liên quan, có thể tham khảo hình thức Seeding bài viết trên các diễn dàn/Group,... 

III. Kết luận

Khi bạn giải quyết được những khó khăn mà khách hàng của bạn đang gặp phải, đó là lúc đánh giá nội dung bạn triển khai đã thành công. Hãy nhớ liên tục theo dõi và cập nhật các bài viết của bạn để Content Pillar chinh phục các độc giả, tăng sự tin cậy và tạo ra chuyển đổi cho thương hiệu. 

Tác giả
about_img

Alex Dinh

Tác giả
Tin tức tương tự
img
img
img
img